Hotline

0972 972 283

CPO

...

CEOTD

...

CFO

...

CMO

...

CCO

...

CHRO

...

3 điểm yếu khiến nhiều CEO Việt Nam thất bại và cách khắc phục

Khóa học CEO – Giám Đốc Điều Hành Chuyên Nghiệp sẽ giúp các CEO Việt Nam khắc phục những điểm yếu của mình, nâng cao năng lực, lèo lái doanh nghiệp phát triển trong thời đại thế giới phẳng.
3 điểm yếu của CEO Việt Nam trong thời đại phẳng
Hội nhập kinh tế với một “thế giới phẳng” mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời đại mới cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn với nhà lãnh đạo, đòi hỏi họ phải có kế sách kịp thời thích ứng và phải có nhiều kỹ năng thành thạo. Khi hoàn cảnh thay đổi, các yếu tố tác động đến kinh doanh sản xuất cũng thay đổi. Doanh nghiệp có thể nhỏ đi hoặc lớn hơn. Dù phát triển theo hướng nào, bản thân các CEO cũng cần có sự nhanh nhạy nắm bắt thời thế.
                   Các CEO doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta hiện nay còn yếu về nhiều lĩnh vực

Theo chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị Peter Drucker, tính phức tạp trong quản lý tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp. Ẩn chứa trong sự thành công là những mầm mống của sự thất bại. Giải pháp của ngày hôm nay có thể là nguyên nhân của mâu thuẫn trong ngày mai. Vì thế, tùy theo hoàn cảnh của doanh nghiệp mà các nhà quản trị sẽ phải sử dụng những công cụ tương ứng, các kỹ năng, các công cụ quản lý thường xuyên cần được cập nhật và nâng cấp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các CEO doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta hiện nay còn yếu về nhiều lĩnh vực, nổi bật là 3 vấn đề: hoạch định, điều hành, đánh giá… CEO cần biết hoạch định để xây dựng và hoàn thiện các ý tưởng kinh doanh, thiết lập bộ máy nhân sự để thực thi ý tưởng đó. Điều hành đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, có bài bản, lớp lang rõ ràng. Việc đánh giá là một công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi phải có tính công bằng, minh bạch nhưng trong thực tế lại thường được thực hiện một cách phiến diện và rất chủ quan. Đánh giá thiếu công bằng, dân chủ, sẽ dẫn đến hệ quả nhân viên chán nản, thậm chí chống đối lãnh đạo.

Muốn sánh kịp các nước trên thế giới, CEO Việt Nam cần khắc phục được những điểm yếu này để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua mọi thách thức trên con đường hội nhập.

Khóa học CEO – Giám Đốc Điều Hành Chuyên Nghiệp

Đây là một trong những chương trình đào tạo đặc biệt của PTI, bên cạnh các chương trình đào tạo hàng đầu khác. Khóa học hội tụ mọi tinh hoa về cả đội ngũ chuyên gia và nội dung giảng dạy. Đặc biệt, khóa học được tổ chức theo hình thức online, giúp học viên chủ động, linh hoạt thời gian biểu. Học viên có thể học mọi lúc mọi nơi, rất thuận tiện và hiệu quả.
Khóa học CEO – Giám Đốc Điều Hành Chuyên Nghiệp là một trong những chương trình đào tạo đặc biệt của PTI

Ban Giảng huấn tham gia giảng dạy chương trình CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp là các chuyên gia Việt Nam giàu kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về từng chuyên ngành. Những chuyên gia nổi tiếng tham gia giảng dạy như Nguyễn Tất Thịnh – Chuyên gia Chiến lược và Xây dựng tổ chức, Phạm Văn Chính – Chuyên gia tư vấn cao cấp quản trị nhân sự, Dương Ngọc Dũng – Chuyên gia đào tạo và tư vấn doanh nghiệp, Hồ Minh Chính –  Chuyên gia về quản trị bán hàng và dịch vụ khách hàng, Nguyễn Công Hiệp – Chuyên gia Tài chính – Kế toán, Lê Quang Hạnh –  Chuyên gia về quản trị, quản lý điều hành doanh nghiệp, Nguyễn Xuân Hải – Chuyên gia đào tạo và tư vấn về Nhân sự…

Khóa học sẽ cung cấp cho học viên những tư duy và nhận thức cốt lõi mà một CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp cần phải có trong môi trường kinh doanh toàn cầu; trang bị những kiến thức nền tảng trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều khía cạnh mà một CEO – lãnh đạo doanh nghiệp cần có như quản trị kế toán, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, thương lượng và đám phán,…

Sau khi hoàn tất chương trình này, học viên có thể nắm được những kỹ năng, chuyên môn, kiến thức cần có nếu muốn trở thành một CEO thời 4.0.

Khóa học hướng tới đối tượng là các cấp lãnh đạo doanh nghiệp: Chủ tịch, CEO, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc, Ban lãnh đạo, Trợ lý Chủ tịch, Trợ lý CEO; Các nhà quản lý cấp trung trong doanh nghiệp: các giám đốc chức năng, các Trưởng/Phó các phòng, ban bộ phận… trong doanh nghiệp; Những người có hoài vọng trở thành một CEO chuyên nghiệp – một “nhà lãnh đạo doanh nghiệp” trong tương lai.

Ưu điểm vượt trội khi tham gia khóa học CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp phiên bản online

– Giảm chi phí: Chi phí khóa học sẽ được giảm đến mức đáng kể so với học tại lớp truyền thống do không mất chi phí thuê địa điểm, cơ sở vật chất cùng nhiều chi phí khác. Với phiên bản online, bạn chỉ cần Mua 1 lần – Học trọn đời với mức phí cực rẻ. Ví dụ một khóa học truyền thống có chi phí trung bình khoảng gần 30 triệu đồng, thì đối với một khóa học trực tuyến chi phí chỉ vào khoảng hơn 6 triệu đồng đồng, nghĩa là chỉ 1/5.

– Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến, bạn có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn nội dung phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân.

– Tự điều chỉnh: Là một học viên học trực tuyến, bạn có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là bạn có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.

– Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn tất bạn có thể học theo thời gian biểu mình định ra.

– Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến là có tính đồng bộ cao vì các hầu hết học trình cùng tài liệu được soạn thảo và đưa vào chương trình dạy được xem xét và đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu.

– Hiệu quả: Học trực tuyến giúp học viên là cá nhân và công ty không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình.

– Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng. Bạn có thể tiếp cận và học bất cứ nơi đâu. Đây cũng chính là tính thuận tiện của việc học trực tuyến.

Học viên đăng ký khóa học tại:
Hotline: Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: 0972972283/ 0902132098
Email: pti.ntphuongthuy@gmail.com

Cạnh tranh bằng giá và sự độc đáo

Thông thường, một sản phẩm cũng như một thương hiệu mới ra đời luôn có những câu hỏi như: Làm sao để tồn tại và thích ứng; điểm hoà vốn và lợi nhuận mong muốn; thương hiệu và phát triển đường dài...
Phần nhiều, các nhà kinh doanh đều gặp phải thử thách cạnh tranh về giá/chi phí. “Sản phẩm tốt - giá phải cao hơn” song vấn đề lớn đặt ra là khách hàng luôn có xu hướng đàm phán, mặc cả về giá. Vậy làm sao để không cạnh tranh về giá nữa? Trong Marketing, có một ma trận về giá với “độ co giãn của cầu theo giá”, theo đó chỉ ra 9 đặc tính co giãn thấp (giá lên không ảnh hưởng nhiều tới cầu).
Tính độc đáo của thương hiệu; sản phẩm khó bị thay thế; cảm quan so sánh tốt hơn; lợi ích trước mắt và lâu dài; dịch vụ hoàn thiện; tương quan giá/chất lượng với sản phẩm đồng hạng; tiêu chuẩn tuân thủ; lượng hàng/ý tưởng dự trữ; sản phẩm/dịch vụ đi kèm. Trong bài viết này, xin đề cập tới điều trước nhất: Tính độc đáo.
Một mô hình kinh doanh mới - lạ có lẽ chưa đủ sức nặng. Ông chủ TN rất có lý khi cho rằng ngoài tính “khác biệt”, một thương hiệu phải thêm tính “duy nhất” (không thể bắt chước). Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào bộ 3 giá trị cốt lõi: Công nghệ - nguồn nhân lực - đầu nhập với mong muốn tạo nên tính khác biệt, song để là duy nhất- nên thêm người bạn đồng hành là phong cách/ văn hoá tiêu dùng. Khách hàng mua sản phẩm, bên cạnh sự hữu ích về giải pháp, chất lượng tốt và ổn định, một điều làm cho họ mua lặp lại và trung thành với thương hiệu là: Văn hoá tiêu dùng.
Ảnh minh họa
Ông chủ Motor Đức Quảng Ngãi thực có lý khi đưa ra nhận xét về cá tính của 2 cộng đồng chơi xe phân khối lớn với 2 thương hiệu đình đám Harley Davidson &Triumph. Harley: Mạnh mẽ, phủi, bụi bặm, chiếm lĩnh, thượng phong, dẫn dắt và gai góc. Triumph: Nhẹ nhàng, lịch thiệp, quý ông, giấu mình, khiêm tốn, tinh tế, êm dịu…Thực ra thương hiệu nào trên đây chất lượng đều rất tốt, tốt tới nỗi “lấy búa tạ đập cũng khó hỏng”, song cộng đồng chơi hai Brand lại khác nhau. Hai bên đều rất tôn trọng nhau song khó ngồi “chung mâm”.
Vậy nên, muốn truyền tải được văn hoá tiêu dùng, ông chủ phải xác định được cá tính của thương hiệu, định vị, mọi hoạt động sau đó tập trung vào cá tính và giá trị mình đã lựa chọn... và chờ đợi. Nhà quản trị có nhiều  công cụ để xác định cá tính thương hiệu, song đơn giản nhất là tự mình vạch ra mấy điểm sau: Sự ưu trội (nhất) của sản phẩm; tính tiện ích (nhất) của dịch vụ; nét đặc trưng (nhất) của nhân sự. Ba từ khoá này là hệ giá trị cơ bản của Brand.
Tiếp đến là giá trị tinh thần; công sức bỏ ra khi mua, dùng sản phẩm; thời gian và sự linh hoạt trong phục vụ. Những từ khoá này chuỗi giá trị gia tăng (một phần của trải nghiệm). Việc xác định được những từ khoá phổ quát đó là bước cơ bản đầu tiên để phác thảo sơ bộ cá tính của Brand.
Cá tính thương hiệu rất quan trọng, giúp xác định phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu, sự trung thành với thương hiệu...Nhưng cần phải nói rõ, cá tính không có nghĩa là nổi loạn vô lối. Cá tính là chính mình song luôn tôn trọng chuẩn mực chung - vì cộng đồng - liêm chính.
Nhưng băn khoăn về chi phí - lợi ích - điểm hòa vốn...  luôn là mối quan tâm thường trực. Tuy nhiên, bên cạnh một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ thông số, thật tuyệt nếu có thêm một tờ giấy nhỏ liệt kê nét độc đáo: Sản phẩm - dịch vụ - nhân sự, hướng tới ba trải nghiệm của khách hàng: Tinh thần - thời gian - công sức, có lẽ câu chuyện cạnh tranh về giá sẽ bớt áp lực, doanh nghiệp sẽ tự tin hơn trong việc định giá phù hợp.

3 điểm yếu khiến nhiều CEO Việt Nam thất bại và cách khắc phục

Khóa học CEO – Giám Đốc Điều Hành Chuyên Nghiệp sẽ giúp các CEO Việt Nam khắc phục những điểm yếu của mình, nâng cao năng lực, lèo lái doanh nghiệp phát triển trong thời đại thế giới phẳng.
3 điểm yếu của CEO Việt Nam trong thời đại phẳng
Hội nhập kinh tế với một “thế giới phẳng” mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời đại mới cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn với nhà lãnh đạo, đòi hỏi họ phải có kế sách kịp thời thích ứng và phải có nhiều kỹ năng thành thạo. Khi hoàn cảnh thay đổi, các yếu tố tác động đến kinh doanh sản xuất cũng thay đổi. Doanh nghiệp có thể nhỏ đi hoặc lớn hơn. Dù phát triển theo hướng nào, bản thân các CEO cũng cần có sự nhanh nhạy nắm bắt thời thế.
                   Các CEO doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta hiện nay còn yếu về nhiều lĩnh vực

Theo chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị Peter Drucker, tính phức tạp trong quản lý tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp. Ẩn chứa trong sự thành công là những mầm mống của sự thất bại. Giải pháp của ngày hôm nay có thể là nguyên nhân của mâu thuẫn trong ngày mai. Vì thế, tùy theo hoàn cảnh của doanh nghiệp mà các nhà quản trị sẽ phải sử dụng những công cụ tương ứng, các kỹ năng, các công cụ quản lý thường xuyên cần được cập nhật và nâng cấp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các CEO doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta hiện nay còn yếu về nhiều lĩnh vực, nổi bật là 3 vấn đề: hoạch định, điều hành, đánh giá… CEO cần biết hoạch định để xây dựng và hoàn thiện các ý tưởng kinh doanh, thiết lập bộ máy nhân sự để thực thi ý tưởng đó. Điều hành đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, có bài bản, lớp lang rõ ràng. Việc đánh giá là một công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi phải có tính công bằng, minh bạch nhưng trong thực tế lại thường được thực hiện một cách phiến diện và rất chủ quan. Đánh giá thiếu công bằng, dân chủ, sẽ dẫn đến hệ quả nhân viên chán nản, thậm chí chống đối lãnh đạo.

Muốn sánh kịp các nước trên thế giới, CEO Việt Nam cần khắc phục được những điểm yếu này để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua mọi thách thức trên con đường hội nhập.

Khóa học CEO – Giám Đốc Điều Hành Chuyên Nghiệp

Đây là một trong những chương trình đào tạo đặc biệt của PTI, bên cạnh các chương trình đào tạo hàng đầu khác. Khóa học hội tụ mọi tinh hoa về cả đội ngũ chuyên gia và nội dung giảng dạy. Đặc biệt, khóa học được tổ chức theo hình thức online, giúp học viên chủ động, linh hoạt thời gian biểu. Học viên có thể học mọi lúc mọi nơi, rất thuận tiện và hiệu quả.
Khóa học CEO – Giám Đốc Điều Hành Chuyên Nghiệp là một trong những chương trình đào tạo đặc biệt của PTI

Ban Giảng huấn tham gia giảng dạy chương trình CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp là các chuyên gia Việt Nam giàu kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về từng chuyên ngành. Những chuyên gia nổi tiếng tham gia giảng dạy như Nguyễn Tất Thịnh – Chuyên gia Chiến lược và Xây dựng tổ chức, Phạm Văn Chính – Chuyên gia tư vấn cao cấp quản trị nhân sự, Dương Ngọc Dũng – Chuyên gia đào tạo và tư vấn doanh nghiệp, Hồ Minh Chính –  Chuyên gia về quản trị bán hàng và dịch vụ khách hàng, Nguyễn Công Hiệp – Chuyên gia Tài chính – Kế toán, Lê Quang Hạnh –  Chuyên gia về quản trị, quản lý điều hành doanh nghiệp, Nguyễn Xuân Hải – Chuyên gia đào tạo và tư vấn về Nhân sự…

Khóa học sẽ cung cấp cho học viên những tư duy và nhận thức cốt lõi mà một CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp cần phải có trong môi trường kinh doanh toàn cầu; trang bị những kiến thức nền tảng trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều khía cạnh mà một CEO – lãnh đạo doanh nghiệp cần có như quản trị kế toán, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, thương lượng và đám phán,…

Sau khi hoàn tất chương trình này, học viên có thể nắm được những kỹ năng, chuyên môn, kiến thức cần có nếu muốn trở thành một CEO thời 4.0.

Khóa học hướng tới đối tượng là các cấp lãnh đạo doanh nghiệp: Chủ tịch, CEO, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc, Ban lãnh đạo, Trợ lý Chủ tịch, Trợ lý CEO; Các nhà quản lý cấp trung trong doanh nghiệp: các giám đốc chức năng, các Trưởng/Phó các phòng, ban bộ phận… trong doanh nghiệp; Những người có hoài vọng trở thành một CEO chuyên nghiệp – một “nhà lãnh đạo doanh nghiệp” trong tương lai.

Ưu điểm vượt trội khi tham gia khóa học CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp phiên bản online

– Giảm chi phí: Chi phí khóa học sẽ được giảm đến mức đáng kể so với học tại lớp truyền thống do không mất chi phí thuê địa điểm, cơ sở vật chất cùng nhiều chi phí khác. Với phiên bản online, bạn chỉ cần Mua 1 lần – Học trọn đời với mức phí cực rẻ. Ví dụ một khóa học truyền thống có chi phí trung bình khoảng gần 30 triệu đồng, thì đối với một khóa học trực tuyến chi phí chỉ vào khoảng hơn 6 triệu đồng đồng, nghĩa là chỉ 1/5.

– Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến, bạn có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn nội dung phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân.

– Tự điều chỉnh: Là một học viên học trực tuyến, bạn có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là bạn có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.

– Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn tất bạn có thể học theo thời gian biểu mình định ra.

– Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến là có tính đồng bộ cao vì các hầu hết học trình cùng tài liệu được soạn thảo và đưa vào chương trình dạy được xem xét và đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu.

– Hiệu quả: Học trực tuyến giúp học viên là cá nhân và công ty không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình.

– Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng. Bạn có thể tiếp cận và học bất cứ nơi đâu. Đây cũng chính là tính thuận tiện của việc học trực tuyến.

Học viên đăng ký khóa học tại:
Hotline: Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: 0972972283/ 0902132098
Email: pti.ntphuongthuy@gmail.com

Khai giảng khóa học: XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC


Chuyên gia: ( Nguyễn Xuân Hải)
🎯HÀ NỘI:
- Khai giảng ngày: 25/06/2019(Thứ 3)
- Thời gian: Sáng 08h30 - 11h30, Chiều 13h30 - 16h30
- Thời lượng: 02 buổi
🎯HỒ CHÍ MINH:
- Khai giảng ngày: 03/07/2019(Tối T4,T5)
- Thời gian: 18h00 - 21h00
- Thời lượng: 02 buổi
👉NỘI DUNG KHÓA HỌC👈
💃Phần 1. Giới thiệu về phân tích công việc và bản mô tả công việc
+ Giới thiệu về bản mô tả công việc
+ Xác định chức năng của vị trí/ công việc
💃Phần 2. Quy trình viết bản mô tả công việc
+ Phát triển trách nhiệm cho từng chức năng công việc
+ Phát triển nhiệm vụ - công việc cụ thể cho từng trách nhiệm
+ Thực hành xây dựng chức năng/ trách nhiệm và nhiệm vụ cho vị trí mà mình đang thực hiện hoặc đang quản lý
+ Phạm vi quyền hạn Các mối quan hệ trong công việc
+ Các quy trình cần tuân thủ. Mức độ phức tạp của việc ra quyết định
+ Thực hành xây dựng quyền hạn, các mối quan hệ, quy trình tuân thủ.
+ Xác định tiêu chuẩn kết quả công việc: Định tính và định lượng
+ Xác định kiến thức, kỹ năng, tố chất cần thiết
+ Thực hành xây dựng quyền hạn, các mối quan hệ, quy trình tuân thủ.
💃Phần 3. Thu thập thông tin để viết bản mô tả công việc
+ Các nguồn thông tin để viết MTCV
+ Phương pháp thu thập thông tin: quan sát, phỏng vấn, dùng bảng câu hỏi…
💃Phần 4. Kỹ thuật viết bản mô tả công việc
+ Một vài cách viết mô tả công việc
+ Giới thiệu các kỹ thuật viết bản mô tả
💃Phần 5. Ứng dụng của bản mô tả công việc
+ Tuyển dụng, phân công, giao việc, đánh giá vị trí công việc, quản lý thành tích công việc, trả công, khen thưởng
💃Phần 6. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế Thực hành
☎️Liên hệ tư vấn & đăng ký: 0972972283/ 0902132098

TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG KPIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC???



✔️Hiểu được KPIs, quá trình xây dựng KPIs và áp dụng linh hoạt vào doanh nghiệp mình.
✔️Từng nhân viên sẽ hiểu được mức độ hoàn thành công việc so với mục tiêu đề ra.
✔️ Nhân viên có thể phát hiện ra khiếm khuyết và cải thiện chúng trong quá trình đánh giá thực hiện công việc
✔️ Việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên sẽ trở nên trực quan, minh bạch và chính xác hơn với các chỉ số KPI. 
✔️Tạo động lực làm việc cho nhân viên với kết quả đánh giá thực hiện công việc hiệu quả.
✔️Xây dựng quy chế quản lý việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên chuyên nghiệp và hiệu quả.

Câu chuyện về Yukichi Fukuzawa - Tinh Thần Doanh Trí Của Nước Nhật Hiện Đại


YUKICHI FUKUZAWA (1835-1901): biểu tượng của tinh thần kinh doanh của Nhật Bản thế kỷ 19. Hình của ông được khắc họa trên tờ bạc ¥10,000 ngày nay. 
------------------------
Yukichi Fukuzawa sinh ngày 10 tháng 1 năm 1835, có cha là Hyakusuke Fukuzawa và mẹ là Ojun Fukuzawa. Cha ông là một võ sĩ cấp thấp với mức lương 13 koku 2 men buchi mỗi năm. Yukichi Fukuzawa sinh tại Osaka, nhưng lớn lên tại Nakatsu và trưởng thành trong suốt những năm suy thoái của chế độ cũ, thời kỳ quyền lực của Tokugawa. Chế độ này đã đặt ra hàng trăm lề luật mà về mặt lý thuyết là để trói buộc người dân trong khuôn khổ cứng nhắc của xã hội.
Nhưng như điều Fukuzawa hiểu (nhờ việc ông lớn lên tại Nakatsu) tất cả những điều này đều vô nghĩa. Ở tầng lớp võ sĩ cấp thấp, gia đình ông thậm chí không thể có được cánh cổng để bảo vệ tài sản của gia đình. Vậy thì những lề luật còn gì là quan trọng?
Mùa xuân năm 1855, Iki Okudaira, thầy của Yukichi Fukuzawa đã đuổi Fukuzawa khỏi Nagasaki, nơi ông đã chăm chỉ theo học về đất nước Hà Lan, về lại Nakatsu, thuộc lãnh địa Okudaira.
Nhưng khi đã được tiếp xúc với những điều tuyệt diệu của phương Tây qua khu vực mở cửa Nagasaki, chàng trai trẻ 21 tuổi không thể chịu nổi việc tiếp tục sống dưới chế độ phong kiến mà không được theo đuổi việc học. Tham vọng táo bạo đi qua các nước phương Tây của Fukuzawa từ đó ra đời.
------------------------
Sau ba chuyến đi sang phương Tây, Fukuzawa đã biết rõ rằng để cạnh tranh hiệu quả với họ, người Nhật phải gây dựng một đặc tính kinh doanh hữu hiệu và hiệu quả. Với mục tiêu này, ông đã thành lập trường Keio năm 1868 và đào tạo ra lớp doanh nhân đầu tiên ở Nhật Bản.
Fukuzawa tin rằng Nhật Bản sẽ trở nên giàu có thông qua sự hướng dẫn hiệu quả, đáng tin cậy và đầy đủ của nền kinh tế học. Các sinh viên của ông được học về kinh tế, học cho bản thân họ và cuối cùng đóng góp đáng kể trong quá trình xây dựng một xã hội thịnh vượng cho nước Nhật thế kỷ 19.
Trong cuộc đời của Fukuzawa, việc dạy kinh tế, kinh doanh, thương mại và tài chính ở Đại học Keio là điều không viện giáo dục nào kể cả Đại học Hoàng gia có thể sánh bằng. Tài năng và sự truyền bá không mệt mỏi tinh thần DOANH TRÍ của ông đã thức tỉnh nền kinh tế và doanh trí vượt bậc của đất nước Nhật Bản như ngày nay.

Để liêm chính gắn liền với nguyên tắc đạo đức cá nhân


Doanh nhân hành động liêm chính, doanh nghiệp tư thái chính trực là giá trị tiêu chuẩn tốt đẹp trong kinh doanh. Tuy nhiên, liêm chính trên lý thuyết thường được hiểu, được phân tích nhiều, nhưng để áp dụng thực tiễn vào cấp độ cá nhân, tập thể hay toàn bộ công ty thì lại không hề đơn giản. 
Để bản thân và doanh nghiệp hành động liêm chính, doanh nhân nên và cần làm rõ ràng hai vấn đề sau:

1. Xác định nguyên tắc đạo đức của bản thân
Có một điều đương nhiên rằng, liêm chính chỉ đúng hoàn toàn khi thường xuyên được đặt cạnh nguyên tắc đạo đức của người doanh nhân. Nhưng đa số người lại hay quên việc kết nối với những nguyên tắc đó trong hành động, hoặc thậm chí nhiều người còn chưa xác định rõ ràng nguyên tắc đạo đức của bản thân.
Vì vậy, bước đầu tiên là xác định nguyên tắc đạo đức một cách rõ ràng.
Điều gì quan trọng với bạn? Những nguyên tắc nào bạn muốn theo đuổi, chung sống cả đời? Liêm chính có ý nghĩa gì với bạn?
Giá trị cá nhân của bạn là gì? Cách xác định và sống theo những giá trị đó?
Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bạn nằm ở đâu? Làm thế nào để xác định giá trị thương hiệu cốt lõi của bạn? Tại sao bạn nên xác định một cách rõ ràng triết lý và tầm nhìn của doanh nghiệp?...


2. Nhìn lại sự thực về các nguyên tắc đã đặt ra
Liệu bạn có đang sống theo những nguyên tắc đó?
Nếu không phải, đừng tự thôi miên và lừa dối chính mình. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng xác định các giải pháp tiếp theo bằng cách trả lời các câu hỏi:
Bạn có xu hướng bị ảnh hưởng bởi người có tính cách mạnh mẽ hơn? Bạn có dễ bị cám dỗ bởi tiền bạc? Áp lực kinh doanh ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Hãy thật sự khách quan với chính bản thân mình. Hãy luôn tin rằng cá nhân bạn luôn có thể làm tốt hơn, hành động liêm chính hơn, và doanh nghiệp bạn đang điều hành cũng có thể làm được như vậy.


“Hành động vì sự liêm chính bắt đầu ngay từ doanh nghiệp của bạn, ngay trong ngôi nhà của bạn và trong chính xã hội mà bạn đang là một phần trong đó.” Gordon B. Hinckley